1. Thông tin chung về cây chuối hột rừng
Cây chuối hột rừng tại Việt Nam mọc khá nhiều ở khu vực Tây Nguyên và Tây Bắc. Tên khoa học của loại cây này là Musa acuminata nằm trong họ Musaceae (các giống chuối nói chung).
Hình ảnh cây chuối hột rừng trong tự nhiên
Chiều cao của mỗi cây chuối hột dao động trong khoảng 3m đến 4m. Phần phiến lá tương đối dài, mặt bên dưới của lá có thể làm màu xanh hoặc màu tía, phần cuống xanh hay kèm theo sọc.
Hoa chuối hột rừng mọc trên phần đỉnh, mọc tương đối thẳng chứ không chũi xuống như chuối ăn quả thông thường. Hoa có màu đỏ thẫm. Quả thường xen lẫn với phần hoa, số lượng nải chuối hiếm khi vượt quá 10 nải, phần mo chuối hướng lên trên.
Quả chuối khá to nhưng nhiều hạt, kích thước mỗi hạt dao động từ 4mm đến 5mm. Vì hạt chuối to và xếp dày nên thịt của chuối hột ít hơn chuối bình thường.
Chuối hột rừng tại nước ta gồm 2 loại, gồm chuối hạt to và chuối hạt nhỏ. Trong đó, chuối hạt nhỏ được dùng nhiều hơn. Bạn có thể dùng tươi hoặc dùng khô.
2. Tác dụng của từng bộ phận trên cây chuối hột rừng
Mỗi bộ phận trên cây chuối hột rừng lại có tác dụng riêng. Trước khi sử dụng, bạn nên nắm rõ đặc tính của từng bộ phận của loại cây này.
2.1. Quả chuối
Quả chuối hột rừng nổi tiếng với tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận và một số loại sỏi tiết niệu khác như sỏi trong bàng quang, sỏi niệu đạo.
Quả chuối hột rừng không quá to cũng không quá nhỏ
Hàng ngày, mọi người có thể uống nước hoa chuối hột để loại bỏ đi phần axit uric. Ngoài ra quả chuối khô còn có nhiều tác dụng khác như:
-
Giảm triệu chứng viêm loét dạ dày.
-
Hỗ trợ đường ruột, hạn chế tình trạng táo bón.
-
Giảm dấu hiệu đau nhức vai gáy, giảm sưng, giảm đau nhức xương khớp.
-
Kết hợp thêm cùng quế chi, chuối hột còn làm giảm rõ rệt triệu chứng đau bụng kinh ở nữ giới.
2.2. Hạt chuối
Hạt chuối của cây chuối rừng chính là bộ phận sở hữu nhiều dược tính nhất. Bên ngoài của hạt thì màu đen, nhưng bên trong lại màu trắng. Muốn lấy hạt chuối, bạn chờ đến khi chuối chín. Phần hạt này thích hợp sử dụng để ngâm rượu sử dụng hàng ngày.
Chuối hột rừng có rất nhiều hạt bên trong
Bạn có ngâm hạt chuối cùng với rượu 40 độ và dùng trong khoảng 10 ngày. Loại rượu này giúp giảm đau, giảm sưng và chữa đau nhức khá tốt.
Bên cạnh đó, hạt chuối khi tán mịn thành bột dùng với nước sôi có thể hỗ trợ điều trị sỏi tiết niệu. Ví dụ như sỏi thận và sỏi bàng quang.
2.3. Vỏ chuối
Vỏ của chuối hột khá dày, bạn không nên vứt bỏ đi trong quá trình sử dụng. Vì nếu biết kết hợp với một vài nguyên liệu khác, vỏ chuối sẽ hỗ trợ điều trị chứng đau bụng kinh, trị tiêu chảy, trị kiết lị rất hiệu quả.
2.4. Hoa chuối
Trong hoa chuối hột chứa nguồn chất xơ dồi dào, cực kỳ tốt cho hệ tiêu hóa. Bạn nên tận dụng hoa chuối hột chế biến thành các món ăn hàng ngày như nộm hoa chuối.
2.5. Lá chuối
Lá chuối tưởng chừng như phần bỏ đi của cây chuối non nhưng lại là bộ phận có khả năng hỗ trợ cầm máu cực tốt. Đồng thời bộ phận lá còn giúp làm mát gan, bổ phổi.
2.6. Thân chuối
Thân của cây chuối hột đã được chứng minh là có khả năng trị đau nhức răng, cầm máu. Khi đi rừng, người ta thường lấy phần lõi non của cây chuối vắt lấy nước dùng trong trường hợp không tìm thấy nguồn nước sạch.
Cây chuối hột rừng cao trung bình từ 4m đến 5m
Phần thân của cây chuối hột chứa nhiều hợp chất có khả năng điều hòa đường huyết, lợi tiểu. Nếu muốn sử dụng thân chuối hột, bạn nên ưu tiên cây chuối dưới 1 năm tuổi. Phần sơ bên ngoài không nên lấy mà bạn chỉ cần lấy phần ruột bên trong. Bởi phần ruột non vẫn chứa nước và các dưỡng chất cần thiết khác.
3. Hướng dẫn ngâm chuối hột rừng
Chuối hột rừng thường không sử dụng như một loại trái cây. Người ta chủ yếu dùng loại quả này như một vị thuốc. Cách chế biến thường gặp và dễ thực hiện nhất là ngâm rượu. Rượu chuối hột nếu ngâm đúng phương pháp sẽ có hương vị đặc trưng, vừa dễ uống vừa phát huy tốt hiệu quả phòng và điều trị bệnh.
3.1. Khâu chuẩn bị
Nếu muốn ngâm rượu chuối hột, có thể ưu tiên lựa chọn chuối tươi, chín vừa phải (không quá xanh cũng không quá chín). Chú ý những lựa chọn của chuối còn nhiều nhựa, chưa bị bóc vỏ.
Chuối hột thái nhỏ và phơi khô
Còn về phần rượu thì bạn hãy chọn loại rượu nếp (rượu 40 độ đến 50 độ). Lý tưởng nhất là rượu nếp lên men tự nhiên 42 đến 47 độ.
Sau khi đã có rượu và chuối phù hợp, bạn cần tiếp tục chuẩn bị một chai thủy tinh hoặc một bình sứ. Thể tích bình chứa tùy thuộc vào việc bạn muốn ngâm bao nhiêu chuối và rượu.
3.2. Khâu sơ chế
Trong khâu sơ chế này, bạn trước tiên cần rửa sạch chuối, để ráo nước rồi thái chuối thành từng lát mỏng. Tiếp theo, đem chuối vừa thái đi phơi dưới trời nắng. Thời gian phơi kéo dài từ 5 đến 7 ngày.
Nếu chuối đã phơi đủ thời gian, bạn cần tiếp tục đem ngâm với nước ấm, vớt để ráo trong một vài phút rồi mới cùng rượu nếp. Trường hợp không muốn thấy chuối, bạn cũng có thể để nguyên quả nhưng phải rửa sạch.
3.3. Tiến hành ngâm
Khi nguyên liệu chuối hột và rượu nếp đã sẵn sàng, bạn hãy đổ rượu vào bình. Sau đó, từ từ cho chuối và rượu vào bình. Cứ 1 phần chuối thì bạn lại cho 4 phần rượu.
Ngâm chuối hột cùng rượu nếp
Thời gian ngâm tối thiểu là từ 3 đến 4 tháng. Nói chung, ngâm càng lâu thì rượu lại càng đậm vị. Nếu có thời gian và điều kiện, bạn nên chôn hũ rượu lòng đất.
Nếu chưa quen dùng rượu ngâm chuối hột, bạn có thể pha thêm chút nước để rượu bớt đậm và dễ uống hơn.
Trường hợp không muốn dùng rượu, bạn chỉ việc phơi khô chuối hột hãm với nước uống như trà. Hoặc dùng chuối tươi trực tiếp.
4. Một vài lưu ý trong quá trình sử dụng chuối hột rừng ngâm rượu
Chuối hột tuy rằng có nhiều tác dụng tốt nhưng không vì vậy mà bạn lạm dụng thái quá. Sau đây là một vài lưu ý bạn cần nhớ trong quá trình sử dụng rượu chuối hột rừng:
-
Lựa chọn nguyên liệu chất lượng: Bạn cần chọn mua chuối hột tươi, thu hoạch từ rừng tự nhiên. Bưởi chuối đã chăm bón thường không còn đầy đủ dược tính như chuối hột tự nhiên.
-
Không dùng chuối hột cho người đau dạ dày: Chuối hột mặc dù rất tốt nhưng nó lại không phù hợp với người đang bị mắc tiền nhất dạ dày, đau dạ dày. Nếu vẫn muốn dừng thì bạn nên pha loãng rượu với nhiều nước.
-
Không nên quá áp dụng: Mỗi ngày bạn nên nhâm nhi từ 1 đến 2 ly rượu chuối hột. Vì uống quá nhiều rượu dễ làm huyết áp tăng.
Chuối hột rừng ở Việt Nam tập trung chủ yếu tại khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên. Loại chuối này có nhiều hạt, ít thịt hơn chuối ăn quả thông thường. Bạn có thể phơi khô pha uống như trà hoặc ngâm cùng rượu nếp. Tuy vậy tất cả chia sẻ về cách sử dụng chuối hột rừng chỉ mang tính chất tham khảo. Trước khi dùng loại chuối này vào mục đích chữa bệnh, bạn cần hỏi qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.